Công nhân đang hoàn chỉnh sản phẩm gỗ gia dụng xuất khẩu |
Ngành chế biến Gỗ Việt Nam đã có những bước tiến dài trong
những năm gần đây, mặc dù điều kiện kinh tế toàn cầu và cả nước có nhiều khó
khăn. Từ chỗ kim ngạch xuất khẩu gần như bằng 0, tới nay kim ngạch xuất khẩu đồ
gỗ Việt Nam trong năm 2012 đã đạt được 4,67 tỷ USD, tăng 17,9% so với năm 2011.
Tính đến tháng 4/2013, kim ngạch xuất khẩu đồ gỗ đã được 1,57 tỷ USD. Có được
những thành quả nêu trên phải kể đến những nỗ lực rất lớn của toàn ngành để đáp
ứng được yêu cầu ngày càng khắt khe của thị trường thế giới đối với các sản phẩm
đồ gỗ, đặc biệt là yêu cầu về chứng minh nguồn gốc gỗ được đặt ra từ đạo luật
LACEY của Hoa Kỳ hay hiệp định FLEGT của Ủy ban Châu Âu.
Vừa qua, các doanh nghiệp của Ý đã sang Việt Nam tìm hiểu và
nghiên cứu thị trường nhằm xúc tiến quan hệ đối tác kinh doanh cụm công nghiệp.
Chương trình hợp tác xuất phát từ tính chất của ngành công nghiệp chế biến gỗ của
Ý và Việt Nam có nhiều điểm tương đồng. Mặc dù Ý là một nước rất mạnh trong
ngành chế biến đồ gỗ xuất khẩu, họ có tiếng tăm rất lớn trên thị trường thế giới,
là nơi sản xuất được đồ gỗ cao cấp, là nước xuất khẩu đứng thứ 2 thế giới (sau
Trung Quốc).
Để việc hợp tác được hiệu quả thì trình độ hai bên cần phải
tương xứng nhau, trong những năm qua, các doanh nghiệp Việt Nam đã không ngừng
đẩy mạnh việc huấn luyện và đào tạo đội ngũ cán bộ. Ông Huỳnh Quang Thanh - Chủ
tịch Hiệp hội Chế biến gỗ tỉnh Bình Dương đánh giá:
Phần lớn các doanh nghiệp chế biến gỗ của Ý là những doanh
nghiệp vừa và nhỏ, có tổ chức tốt, phân công lao động theo từng phân khúc sản
xuất. Trong cuộc khủng hoảng kinh tế này, họ cũng gặp những khó khăn, ngành chế
biến gỗ của Ý cũng đang dần bị suy giảm. Tuy nhiên, theo các chuyên gia trong
ngành thì việc hợp tác với Ý hiện nay là một mô hình tốt cho các doanh nghiệp
Việt Nam vì tầm cỡ của các doanh nghiệp Ý không lớn. Mục tiêu khi hợp tác là
làm sao kết hợp được thương hiệu Ý, công nghệ Ý, thị trường Ý với sản xuất tại
Việt Nam để đưa được giá thành hợp lý và mở rộng thị trường. Theo đánh giá của
ông Nguyễn Chiến Thắng - Chủ tịch Hiệp hội Chế biến Gỗ và Thủ công Mỹ nghệ
TP.HCM, tiến trình hợp tác giữa hai bên còn khá chậm, ông cho biết
Là một doanh nghiệp khá lớn trong ngành chế biến gỗ tại Việt
Nam, công ty Mifaco đã làm nhiều đơn hàng với một số doanh nghiệp của Ý. Ông Điền
Quang Hiệp - Giám đốc Công ty Mifaco (Bình Dương) chia sẻ:
những
chương trình xúc tiến làm sao để doanh nghiệp Ý và doanh nghiệp Việt Nam hiểu
nhau nhiều hơn, tin tưởng vào sự hợp tác thành công trong tương lai.
Đồ gỗ thanh huy
Đồ gỗ thanh huy
Đăng nhận xét